Chưa biết các tuyên bố thực tế về hàm vlookup trong excel

Lệnh Vlook Up là một hàm dùng để tìm kiếm thông tin cần tìm trong bảng, một phạm vi theo hàng hoặc cột, bảng nào đó trong Excel.
Ví dụ: Kiểm tra lượng Xe Cub bán trong tháng 03/2024 của Công ty Xe Điện Việt Thanh, hoặc thống kê tên nhân viên quản lý cửa hàng của Xe Điện Việt Thanh ở TPHCM.
Cú pháp lệnh Vlook Up
Công thức của hàm Vlookup là: =VLOOKUP(lookup_value, table_array, col_index_num, [range_lookup])
Trong đó:
- Lookup_value: là giá trị cần tìm kiếm
- table_array: là bảng cần tìm kiếm
- col_index_num: là vị trí cột cần lấy giá trị
- range_lookup: nhập vào số 0 để tìm chính xác và nhập vào số 1 để tìm gần đúng (thông thường nhập False).
Lưu ý khi sử dụng lệnh Vlookup
Sử dụng F4 để cố định dòng, cột:
- F4 (1 lần): để có giá trị tuyệt đối. Tuyệt đối được hiểu là cố định cột và cố định dòng ⇒ $cột$dòng
Ví dụ: $B$9 ⇒ cố định cột B và cố định dòng 9
- F4 (2 lần): để có giá trị tương đối cột và tuyệt đối dòng – Được hiểu là cố định dòng , không cố định cột ⇒ cột$dòng
Ví dụ: B$9 ⇒ cố định dòng 9, không cố định cột B
- F4 (3 lần): để có giá trị tương đối dòng và tuyệt đối cột – Được hiểu là cố định cột, không cố định dòng ⇒ $cộtdòng
Ví dụ: $B9 ⇒ cố định cột B, không cố định dòng 9
Ví dụ về lệnh Vlookup trong Google Sheet
Ví dụ 1: Dùng hàm trong Google Sheet, ta có 2 bảng như sau:
Bảng 1 gồm: STT; Họ và Tên; Giới tính; Chức vụ; Quê quán; Trình độ
Sheet2 gồm: Mã NV; Quê quán; Trình độ
Yêu cầu: Thêm thông tin về Quê quán vào Bảng 1
Cách thực hiện:
Bước 1: Click chuột vào ô E6
Bước 2: Đặt công thức: =VLOOKUP(A6,$D$12:$F$17,2,0)
Trong đó:
A6 là giá trị cần tìm kiếm (ở đây mã nhân viên là dữ liệu chung giữa 2 bảng nên ta tìm mã nhân viên).
$D$12:$F$17 là vùng dò tìm giá trị tìm kiếm (cần tìm mã nhân viên ở Sheet2 để lấy thông tin quê quán nên vùng dò tìm là toàn bộ Bảng 2).
2 là số cột chứa thông tin cần tìm (đang muốn tìm thông tin quê quán. Quê quán là cột thứ 2 trong click here Bảng 2).
0 là kiểu dò tìm chính xác.
Bước 3: Sao chép công thức xuống các dòng khác
Ví dụ 2: Cách sử dụng lệnh trong Excel, ta có 2 bảng như sau:
Bảng 1 gồm: STT; Họ đệm; Đơn vị; Số sản phẩm; Xếp loại; Tiền công; Tiền thưởng; Cộng lĩnh
Sheet2 gồm: Loại; Số sản phẩm; Tiền công/1 sản phẩm; Thưởng

Nhìn vào 2 bảng ta có thể phân tích như sau: Cả 2 bảng đều có điểm chung là cột Xếp loại. Vì vậy để có được cột TIỀN CÔNG (Cột F) thì ta cần dựa vào xếp loại để tham chiếu với số tiền công tương ứng với xếp loại ở cột bên cạnh.
Trong trường hợp này ta sẽ sử dụng hàm Vlook Up, cách thực hiện như sau:
Tại ô F5 ta đặt công thức: =VLOOKUP(E5;$K$7:$N$11;3;0)
Trong đó:
E5: Là xếp hàng của nhân viên.
$K$7:$N$11 là bảng tham chiếu (khi chọn bảng nhấn F4 để cố định lại bảng).
3 là số thứ tự cột cần lấy dữ liệu.
0 là kiểu dò tìm chính xác
Ví dụ 3: Cùng thực hành tiếp về cách sử dụng lệnh Vlook Up giữa 2 sheet
Sheet 1: Bảng chuyển đổi số thành chữ
Sheet 2: Bảng điểm của sinh viên
Yêu cầu: chuyển điểm ở cột Điểm HP từ điểm bằng số sang bằng chữ dựa vào bảng ở Sheet 1
Với ví dụ này ta sử dụng hàm Vlook Up như sau:
Tại ô N8 nhập công thức: = VLOOKUP(M8;Sheet1!B2:C12;2;0)
Trong đó:
M8: Điểm HP bằng số.
Sheet1!B2:C12: Bảng tham chiếu ở Sheet 1.
2: Thứ tự cột lấy dữ liệu.
0 là kiểu dò tìm chính xác
Ví dụ 4: Tiếp theo là ví dụ về cách sử dụng hàm Vlookup kết hợp với 1 hàm khác
Yêu cầu: Tính cột đơn giá
Trong ví dụ này ta sẽ dùng lệnh Vlookup kết hợp với hàm IF, LEFT, RIGHT để cho ra kết quả. Thực hiện như sau:
Tại ô F2 ta nhập công thức:
=VLOOKUP(LEFT(A2;3);$A$13:$E$17;IF(RIGHT(A2;2)= "SS";3;IF(RIGHT(A2;2)="TC";4;5)))
Trong đó:
LEFT(A2;3): Là lấy 3 ký tự bên trái của ô A2 (Mã sản phẩm)
$A$13:$E$17: Là bảng chứa dữ liệu
IF(RIGHT(A2;2)= "SS";3;IF(RIGHT(A2;2)="TC";4;5)): Nhóm hàm này để lấy thứ tự cột chứa đơn giá
Bài viết này đã giới thiệu cũng như hướng dẫn chi tiết về dùng hàm Vlookup trong Excel Hy vọng bài viết này đã mang đến bạn những thông tin bổ ích. Đừng quên để lại nhận xét, like và share bài viết này nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *